Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Tổng quan

Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa phận 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

 

Thông tin chính

  • Chiều dài: 99 km
  • Chiều rộng: 24.75 m 
  • Vận tốc thiết: Tối đa 120 km/h
  • Tổng mức đầu tư: 11.000 tỷ đồng
  • Khởi công: 9/2020
  • Hoàn thành: 30/04/2023

 

Thông tin chi tiết

Quy hoạch

Hướng tuyến cao tốc Phân Thiết - Dầu Giây

Đường cao tốc có chiều dài 99 km, trong đó đoạn đi qua Bình Thuận dài 47,5 km và đoạn đi qua Đồng Nai dài 51,5 km, có điểm đầu tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, kết nối với đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết; điểm cuối tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, nối tiếp với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.

 

Thiết kế

Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp có chiều rộng từ 25–27m, tốc độ 120 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11.000 tỷ đồng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.

 

Xây dựng

Đường cao tốc chính thức khởi công vào tháng 9 năm 2020 và thông xe kỹ thuật vào ngày 29 tháng 4 năm 2023 cùng với đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45. Đến ngày 7 tháng 7 năm 2023 thì thông xe toàn bộ 4 nút giao còn lại. Đường cao tốc này đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1.

 

Nguồn: Wikipedia

 

Một số hình ảnh

 

Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 1.

Nút giao Km99, kết nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sau khi đưa vào khai thác luôn tấp nập phương tiện qua lại.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 2.

Theo báo cáo của Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E), từ ngày cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông xe, lưu lượng qua cao tốc Long Thành và rẽ vào nút giao Km99 cao tốc đi hướng Xuân Lộc, Phan Thiết gia tăng đột biến. Bình quân đạt 58.000-62.000 lượt xe/ngày đêm, ngày cao điểm đạt 70.000-73.000 lượt xe/ngày đêm.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 3.

Xe khách nườm nượp lưu thông trên cao tốc đoạn qua huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai). Theo quan sát của PV trong nhiều ngày, lưu lượng ô tô tải, xe khách đoạn qua TP Long Khánh, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) giảm hẳn do các phương tiện này bị "hút" vào cao tốc.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 4.

Hồ Gia Măng đoạn qua các xã Suối Cát, Xuân Hiệp, Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) tuyệt đẹp nhìn từ trên cao. Mùa mưa nước đầy tràn hồ tạo cảnh vật xanh mát ven đường cao tốc.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 5.

Ô tô tấp nập lưu thông trên cao tốc băng qua hồ Gia Măng.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 6.

Trong ảnh là nút giao Xuân Lộc, tại Km62+997 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc), nhà thầu đã thi công hoàn thiện. Từ khi đưa vào khai thác, phương tiện vận chuyển hàng hóa trên quốc lộ 1 theo các đường nhánh để vào cao tốc. Xe khách từ huyện Xuân Lộc cũng dễ dàng đi Phan Thiết (Bình Thuận) hoặc về TP.HCM rút ngắn hành trình và tiết kiệm đáng kể thời gian lưu thông.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 7.

Một góc nút giao kết nối QL1 với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây qua huyện Xuân Lộc.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Công Hợp, Phó giám đốc Ban điều hành cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, sau ngày thông xe tuyến chính, nhà thầu tiếp tục triển khai các hạng mục tiếp theo đường gom dân sinh, gia cố mái ta luy. "Quá trình thi công trong mùa mưa gặp nhiều khó khăn, nhà thầu phải canh thời tiết thi công. Đến nay, các hạng mục đường gom dân sinh qua Đồng Nai, Bình Thuận đã cơ bản hoàn thành", ông Hợp nói.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 9.

Một đoạn đường gom cao tốc qua Km50 huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang được thi công. Hàng chục cây số đường được thảm nhựa, sơn vạch kẻ đường, lắp hàng rào hộ lan hoàn chỉnh. "Phạm vi gói thầu XL03 qua huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai đề xuất bổ sung thêm hai nút giao cùng hệ thống đường gom dân sinh. Tuy nhiên, hạng mục phát sinh đường gom nhà thầu chưa nhận được mặt bằng để thi công, đối với hai nút giao, tỉnh đề nghị bổ sung nằm ngoài dự án nên phải lập một dự án riêng", ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc điều hành gói thầu XL03 cho hay.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 10.

Nút giao QL55 nườm nượp ô tô con, xe tải qua lại.

 
Diện mạo mới trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 11.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận, việc đưa vào khai thác hai tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Vĩnh Hảo - Phan Thiết là đón bẩy quan trọng góp phần kéo lượng lớn du khách đến tỉnh này. Trong 9 tháng đầu năm lượng du khách ước đạt gần 7 triệu lượt khách, vượt kế hoạch của cả năm 2023. Trong đó, lượng du khách quốc tế đạt 200.000 lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022 (Trong ảnh: Một đoạn cao tốc qua huyện Hàm Tân, Bình Thuận).

 

Nguồn: baogiaothong.vn