Tổng quan
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường thuộc hệ thống cao tốc Bắc - Nam. Tuyến đường này nối từ TPHCM tại nút giao thông của An Phú, Thủ Đức và điểm cuối cùng chính là nút giao thông của Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Ký hiệu viết tắt của toàn tuyến đường này là CT.01.
Thông tin chính
- Chiều dài: 55,7 km
- Chiều rộng: 24 m
- Vận tốc: 60 ~ 120 km/h
- Tổng mức đầu tư: 9.976 tỷ đồng
- Khởi công: 03/10/2009
- Hoàn thành: 30/04/2015
Thông tin chi tiết
Hướng tuyến cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
Quay hoạch
Theo quy hoạch từ năm 2015 đến 2021, toàn bộ đường cao tốc này từng là một phần của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông[2] trước khi tách ra thành một tuyến cao tốc độc lập (riêng đoạn Long Thành – Lộ 25 vẫn còn thuộc hệ thống đường này). Tuy nhiên trên thực tế, tuyến đường cao tốc này vẫn còn được ký hiệu là CT.01 trên một số biển chỉ dẫn của tuyến cao tốc này. Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH1 (đoạn Lộ 25 – Long Trường).
Lộ trình
Đường dẫn đường cao tốc bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường cao tốc chạy về hướng đông 6 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn hình loa kèn trumpet đôi. Tiếp đó 9 km, tuyến giao với đường vành đai 3 (đang thi công) và bắt đầu đoạn đường cao tốc. Qua khỏi cầu Long Thành, con đường tiếp tục chạy về hướng Đông Đông Nam và giao cắt với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đường cao tốc chạy song song với Đường tỉnh 769 qua vùng nông nghiệp rộng lớn của huyện Long Thành và giao cắt với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tuyến đường kết thúc ở Quốc lộ 1 (AH1 hiện tại) với một nút giao hình loa kèn trumpet, 3 km về hướng đông Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; trong tương lai sẽ nối tiếp với đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương tại nút giao này.
Thi công
Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[3] Chủ đầu tư là Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức đầu tư giai đoạn I: 997,67 triệu USD (tương đương 20.630 tỷ đồng). Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Thông xe
Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014. Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông Vành đai 2. Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, đại lộ Mai Chí Thọ đến nút giao Vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây dài 31 km hoàn tất thi công.
Nguồn: Wikipedia